Thầy Thích Chân Quang là ai?
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BRVT: Cảm xúc cuộc sống

Go down

 BRVT: Cảm xúc cuộc sống Empty BRVT: Cảm xúc cuộc sống

Bài gửi by Admin Fri Nov 11, 2016 9:01 am

Nhân Lễ Kỷ niệm một năm thành lập Phật Quang Quyền, tối ngày 09/12/2015, tại Thiền Tôn Phật Quang (Núi Dinh – BRVT), TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN có bài Pháp thoại ngắn nhằm sách tấn tới toàn thể đạo tràngđể cùng chiêm nghiệm, tư duy và thực hành trong niềm pháp hỉ an lạc.
Tham dự buổi Pháp thoại có sự hiện diện của: Chư tôn đức Tăng Ni Trụ trì các trú xứ, Chư tôn đức Tăng Ni tại Bổn tự và hơn 2000 phật tử xa gần đồng tham dự.
 BRVT: Cảm xúc cuộc sống 1dacb96f-4aff-47ef-acee-022ae5292dad_16-12-2015
Ngoài ra còn có Đại võ sư Lê Kim Hòa - sáng tổ Thanh Long Võ Đạo - Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban chuyên môn Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam - Chủ tịch Hội võ Cổ truyền TP.HCM - Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban Chuyên môn Liên đoàn võ Cổ truyền Thế giới; Võ sư Nguyễn Công Tâm - Phó chủ tịch Liên đoàn võ Cổ truyền TP.HCM - Trưởng tràng Thanh Long Võ Đạo; Võ sư Hà Thị Yến Oanh - Ủy viên Ban Chấp Hành võ Cổ truyền TP.HCM; cùng Võ sư Võ Việt Hồng; Võ sư Nguyễn Tấn Phong; Võ sư Nguyễn Liêu Thiên Hoàng Việt; Võ sư Lê Thanh Sang; Võ sư Trần Bửu Duyên - Giảng viên thạc sĩ trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM; Võ sư Mai Thanh Long, Võ sư Trần Anh Tuấn - Hội võ thuật cổ truyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Võ sư Dương Tiểu Đệ - Chưởng môn phái Thái cực Đường Lang; Võ sư Nguyễn Văn Điền - Câu lạc bộ võ cổ truyền thành phố Vũng Tàu; và 20 vận động viên đến từ võ phái Thanh Long Võ Đạo.



Mở đầu bài Pháp thoại, Thượng toạ tản mạn về cuộc sống con người. Theo Thượng toạ, thực sự chúng ta sống vì ta có cảm xúc yêu ghét. Chính tình cảm làm ta duy trì sự sống giữa cuộc đời này. Mặt khác, nếu ta kính phục trước một điều tốt, ta sẽ sửa được mình, và ta bắt đầu cuộc sống cũng tốt đẹp như vậy. Và bằng những lập luận chắc chắn, logic, khách quan, Người đã làm rõ quan điểm vừa nêu trên khiến người nghe như tìm được pháp lạc trong cuộc sống của mình.

Lại nữa, có trường hợp ta không phải quá yêu, quá ghét, nhưng với những người có sự tinh tế, nhạy cảm, trí tuệ, và đạo đức thì vô tình cánh hoa rơi trên đầu họ là cả một sự ban tặng tuyệt vời của thiên nhiên, của đất trời. Giống như đã cho họ một điều gì đó rất tốt đẹp trong cuộc sống này, và họ có thể xuất khẩu thành thơ bày tỏ nỗi niềm chỉ vì một cánh hoa rơi. Hoặc là lặng lẽ nhìn dòng sông trôi trong đêm hay nhìn ánh trăng thả bóng trên sông, hay nghe tiếng chuông chùa vang vọng giữa đêm khuya, hoặc nghe tiếng cười khúc khích của trẻ thơ, hay nhìn thấy làn da nhăn của cha; nụ cười ấm áp của mẹ, v.v… bỗng nhiên họ ngộ ra rất nhiều điều trong cuộc sống này.



Cũng vậy, chúng ta vừa xem một buổi giao lưu võ thuật với những đòn thế cực đẹp của các môn sinh các võ phái. Thực sự võ là để chiến đấu. Đặc tính của võ là có cái vũ lực, bạo lực, tàn bạo, hơn thua gay gắt, nhưng khi qua tay những người võ sư chân chính, họ đã biến những cái võ thuật đó thành võ đạo, thành nghệ thuật, thành cái đẹp. Cho nên, khi những môn sinh đánh nhau là ta nhìn không còn thấy sự thô bạo, không phải là tìm cách đánh vào mặt nhau cho thắng, mà khi đánh là đòn thế phải đẹp. Đánh võ vừa có cái tính tự vệ, nhưng rõ ràng là thể hiện cái tạo hình đẹp với những thế đánh, những công phu vô cùng độc đáo. Cho nên, trong hệ thống võ cổ truyền của Việt Nam, một người võ sĩ đạo chân chính không được phép xuất đòn thô bỉ. Vì vậy, người đi theo con đường võ thuật vì yêu cái đẹp, xúc động trước cái đẹp đó.

Có thể nói lợi ích của việc học võ, trước hết là ta rèn luyện bản thân cho có sức khoẻ. Thứ hai, học võ cũng cho ta một sự tự vệ nào đó. Và thứ ba, học võ do ta yêu cái đẹp trong đòn thế. Nhân đây, Thượng toạ giải thích thêm thế nào là võ thuật đã trở thành nghệ thuật. Rồi từ nghệ thuật nâng lên thành võ đạo. Cho nên ta có Môn quy, có Lời thề võ sinh để lúc nào cũng vậy, khi ta rèn luyện võ cũng là tu dưỡng. Và khi dạy võ cũng là dạy đạo.



Thật ra, khi ta sống hay làm gì đều có động cơ là cảm xúc yêu và ghét, chỉ có sai lầm. Nếu ta bị thúc đẩy bởi những cảm xúc xấu thì đời ta trở nên đen tối, suy sụp. Còn với những người có trí tuệ, họ khởi lên cảm xúc tốt, và cái cảm xúc tốt đó đưa đến tình yêu tốt. Rồi tình yêu tốt đó dắt ta đi trong cuộc sống này với bao nhiêu điều thiêng liêng, cao đẹp, để ta có thể chạm tay tới cái giá trị thiêng liêng của hạnh phúc.

Tuy nhiên, trong đạo Phật có ba điều cảm xúc tuyệt vời nhất. Thứ nhất là sự xúc động của ta đối với bậc Thánh tuyệt đối là Đức Phật. Thứ hai, ta phải xúc động đối với lời dạy của Đức Phật, đối với đạo lí mà Phật đã cho ta. Người nào nghe những đạo lí cao siêu đó mà lòng trơ trơ thì biết người này không có được những cảm xúc tốt trong cuộc đời, trong tâm hồn của họ, họ chưa có căn lành, không có sự tinh tế của cuộc sống này. Và thứ ba là sự xúc động đối với những bậc hiền, bậc chân tu hiện diện thực tế giữa cuộc đời này.



Như vậy, chúng ta phải nuôi dưỡng, phải khởi lên, phải làm cho có: Một là xúc động đối với Đức Phật, hai là xúc động đối với Pháp, và ba là xúc động với những bậc Chân tu. Nhưng mở rộng hơn, thứ nhất là chúng ta xúc động đối với những bậc Thánh tuyệt đối nào đó; thứ hai là chúng ta xúc động đối với chân lí, những đạo lí bàn bạc khắp cuộc đời, khắp hành tinh này từ xưa đến nay; và thứ ba ta xúc động, ta nghiêng mình trước những bậc hiền, những bậc cao cả mà thực tế hiện diện trong cuộc sống quanh mình.

Và cái xúc động đó có mức độ của nó. Ít, nhiều, nhiều hơn, nhiều hơn mãi cho đến tuyệt đối là tùy đối tượng ta nhận được và cũng tùy tâm hồn, đạo đức, trí tuệ của ta đến chừng nào. Ví dụ đối với Đức Phật, một bậc Thánh tuyệt đối mà ta không có xúc động tuyệt đối, có nghĩa là đạo đức, trí tuệ ta cũng ít.



Thử hỏi, làm sao mà ta không thể tôn kính Phật tuyệt đối được khi mà Đức Phật đã thanh tịnh tuyệt đối như vậy; làm sao ta không thể tôn kính tuyệt đối được khi ta có một Đức Phật từ bi tuyệt đối như vậy; làm sao mà ta không thể xúc động tuyệt đối được khi ta có một Đức Phật trí tuệ tuyệt đối như vậy. Và làm sao mà ta không xúc động tuyệt đối được khi ta có một Đức Phật để lại cái công đức vô biên bất diệt cho chúng sinh. Cho nên:

“Như Lai thanh tịnh bao la

Nên con cúi xuống để mà kính yêu

Từ bi tỏa khắp muôn chiều

Nên con yêu kính bao nhiêu cho vừa

Sáng soi trí tuệ vô bờ

Nên con tuyệt đối tôn thờ kính thương

Lưu truyền công đức phi thường

Nuôi con khôn lớn trên đường tâm linh.”



Bài Pháp thoại đã mang đến cho toàn thể đạo tràng phật tử niềm tin, trí tuệ và soi sáng nguồn tâm cho biết bao người đến với giáo pháp thù thắng để tạo sự bình an, hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình, quốc gia, xã hội. Qua đó cho thấy, mỗi một bài Pháp thoại, Thượng toạ đã đem đến cho các phật tử thể nghiệm nhiều điều mới lạ, với mong muốn giúp họ giữ được lý tưởng tu hành. Người nhấn mạnh “Chỉ khi nào ta không giữ vững được lý tưởng tu hành thì điều gì cũng là điều bất lợi. Ngược lại thì điều gì cũng là bài học cho ta trên bước đường đi tới”./.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 11/11/2016

https://www.youtube.com/watch?v=9k6W03NuAuM

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết